Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển, lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày càng cao kéo theo nhu cầu là vô cùng lớn. Tuy nhiên, thực trạng cầu cao – cung thiếu vẫn tồn tại trong ngành dịch vụ này. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên? Hệ quả để lại là gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây
Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng “… cung thiếu” trong ngành khách sạn – nhà hàng?
Tiềm năng hiển nhiên về cơ hội việc làm ngành khách sạn – nhà hàng là không thể phủ nhận khi mà hàng ngày có đến hàng nghìn tin tuyển dụng nhân sự tại nhiều vị trí trong nhiều ngành nghề với nhiều cấp bậc như , , nhân viên buồng phòng, , doorman,, giám sát buồng phòng, … được đăng tải rộng rãi trên các website tuyển dụng việc làm chuyên ngành như Hoteljob.vn.
Tuy nhiên, cầu cao nhưng cung lại luôn thiếu, trong khi mỗi năm chỉ tiêu tuyển sinh các nhóm ngành dịch vụ nhà hàng – khách sạn đều rất lớn, đó là chưa kể những ứng viên trái ngành, người tìm việc là lao động phổ thông… Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng này?
- Tại các trường Đại học – Cao đẳng, hầu hết sinh viên đều được đào tạo nặng về lý thuyết, thậm chí dành cả năm đầu tiên chỉ để học những môn đại cương mà không tạo điều kiện và dành nhiều thời gian cho sinh viên thực hành, áp dụng kiến thức vào thực tế. Mặt khác, các giảng viên cũng không có nhiều kiến thức hay kinh nghiệm thực tiễn để chia sẻ với sinh viên, họ thường gián tiếp vẽ nên những “bức tranh màu hồng” về tiềm năng và cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp mà không xây dựng nền tảng về nhận thức cho sinh viên về lộ trình thăng tiến trong nghề.
- Tâm lý học cao nhưng ra làm nhân viên (lao công, phục vụ, đứng cửa…) khiến không ít sinh viên sau tốt nghiệp bị sốc, sinh ra chán nản và tất nhiên, tình trạng “đứt gánh giữa đường” là không hề ít.
- Những ứng viên là người trái ngành nhảy việc, lao động phổ thông tuy có đáp ứng được tiêu chí tuyển dụng cho những vị trí nhất định nhưng trong thời gian thử việc, lượng kiến thức và kỹ năng nghề họ tiếp thu được lại không cao, không đáp ứng yêu cầu công việc, làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc chung của tập thể… kết quả là một lượng lớn nhân viên thử việc bị “out” sau đó vài tháng…
Bỏ qua những ứng viên trái ngành và lao động phổ thông, bài viết này chỉ phân tích ở khía cạnh sinh viên theo học các chuyên ngành trong ngành Khách sạn – Nhà hàng… Tất nhiên, hệ quả để lại là những lầm tưởng tai hại về cơ hội việc làm sau tốt nghiệp của phần lớn sinh viên.
Đâu là những lầm tưởng tai hại của sinh viên Khách sạn – Nhà hàng về cơ hội việc làm sau tốt nghiệp?
– Chỉ cần có bằng Đại học là sẽ xin được việc
Nhiều sinh viên đến nay vẫn còn có suy nghĩ sai lệch về cơ hội việc làm của bản thân sau tốt nghiệp. Rằng mình có bằng cấp, được đào tạo bài bản thì chắc chắn sẽ hơn những ứng viên còn lại là lao động phổ thông và sẽ dễ dàng xin được việc, nhất là những công việc đặc thù như. Tuy nhiên, khi tuyển người, nhiều nhà tuyển dụng không quá đề cao vấn đề bằng cấp hay trình độ, họ trọng thái độ và kinh nghiệm, ngành dịch vụ khách sạn – nhà hàng lại càng ưu tiên. Khi đó, bằng cấp chỉ là yếu tố phụ trợ bổ sung vào hồ sơ xin việc của bạn.
– Học Đại học thì không làm “nhân viên”
Nhân viên ở đây là những công việc đòi hỏi sức lực, cần sức khỏe và vận động tay chân như buồng phòng, phục vụ, bellman, vệ sinh công cộng… đó là những công việc của người không có trình độ, họ không học đến nơi đến chốn nên mới phải làm những công việc nặng nhọc này. Đây là quan điểm sai lầm và tai hại mà phần đông sinh viên hiện đang mắc phải, nói theo kiểu ngôn ngữ teen là đang “ảo tưởng sức mạnh”. Đúng là với tấm bằng cử nhân đại học hay cao đẳng chính quy mà bạn sở hữu, bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến và thăng tiến nhanh hơn những người yếu thế hơn bạn vì bạn có sự năng động, có nền tảng kiến thức lý thuyết tốt, tiếp thu nhanh, nhận thức đúng và hòa nhập, thích nghi với công việc dễ dàng hơn nếu thực sự nỗ lực. Còn lại, ở bất cứ ngành nghề nào, muốn lên được cấp quản lý và quản lý hiệu quả, bạn phải có kinh nghiệm, mà điều này chỉ được tích lũy khi khởi đầu ở vị trí nhân viên.
– Học quản trị thì phải ra làm quản lý ngay
Các trường Đại học – Cao đẳng mở khóa đào tạo ngành , Quản trị du lịch lữ hành đều chỉ ra cơ hội việc làm sau tốt nghiệp là trở thành người quản lý. Họ quên hay lờ đi quy luật phát triển tất yếu của nghề là nên bắt đầu từ vị trí nhân viên. Hơn nữa, lầm tưởng về tốt nghiệp trường danh tiếng, bằng cấp loại ưu thì tất nhiên phải được bắt đầu ở vị trí tương xứng khiến sinh viên hình thành những khởi điểm để bắt đầu công việc sau tốt nghiệp chưa chính xác. Ngoài ra, nghiệp vụ kém, ngoại ngữ yếu cũng là rào cản lớn khiến ứng viên khó apply vào những khách sạn, nhà hàng chuyên nghiệp, có quy mô để học hỏi, rèn luyện và hoàn thiện bản thân, tìm kiếm cơ hội thăng tiến.
– Cứ ứng tuyển vào các vị trí cao mới oách
Khi xin việc, không ít sinh viên tốt nghiệp ngành khách sạn – nhà hàng chăm chăm ứng tuyển vào các cấp quản lý, giám sát vì cho rằng mình có đủ kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ để áp dụng vào công việc thực tế. Sai! Lý thuyết là một chuyện, áp dụng vào thực tế hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể. Có thể những bài học và chia sẻ kinh nghiệm của giảng viên, những kinh nghiệm làm việc partime khi còn là sinh viên của bạn là không sai nhưng lại không phù hợp với trường hợp này. Đừng vì ham thích những chức danh nghe oách tai như quản lý nhà hàng, trưởng bộ phận tiền sảnh mà apply vào những vị trí chưa phù hợp, hãy tự đánh giá năng lực của bản thân để bắt đầu từ vị trí xứng đáng nhất nhé!
– Học gì làm nấy
Tất nhiên, ai đã bỏ nhiều năm trời để theo học chính quy một ngành nào đó mà không mong muốn được làm đúng công việc liên quan đến những gì mình đã được học. Tuy nhiên, là một ngành đặc thù phục vụ khách hàng, bạn có thể có cơ hội làm việc và trải nghiệm ở nhiều vị trí thuộc nhiều bộ phận nếu đáp ứng được yêu cầu công việc, nhất là trong thời điểm khách sạn, nhà hàng áp dụng hình thức đào tạo như (đào tạo chéo).
– Thái độ không quan trọng, quan trọng là kỹ năng
Nhiều bạn trẻ ỷ mình học trường lớn, tốt nghiệp bằng loại giỏi, từng thực tập tại khách sạn 4-5 sao nên tỏ thái độ kiêu ngạo, thiếu thiện chí và sự chuyên nghiệp khi làm việc trong một môi trường mới, phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với những gì mình làm thay vì được giúp đỡ, chiếu cố như khi là sinh viên thực tập. Việc đi trễ về sớm, không kiềm chế cảm xúc khi bị khách nói nặng, cãi tay đôi với khách hay hách dịch với đồng nghiệp, quản lý là những điều cấm kỵ mà người làm dịch vụ không được phạm phải. Phẩm chất nghề nghiệp kém (từ tác phong đến thái độ làm việc) là nguyên nhân chính khiến nhiều bạn trẻ sớm bị đào thải khỏi nghề.
Thế mới thấy, nghề dịch vụ không kén người nhưng chỉ hợp với người có tâm, khi mà hàng ngày phải phục vụ hàng chục, thậm chí hàng trăm “thượng đế” đến từ nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa, nhiều tầng lớp, cấp bậc, thậm chí nhiều tính cách và thái độ cư xử tác động không nhỏ đến cảm xúc của nhân viên khi phục vụ. Chỉ khi yêu nghề, đam mê với nghề thì mới sẵn sàng bỏ qua cái tôi lớn dễ tự ái và tức giận để hòa vào tập thể phục vụ khách hàng vì sự hài lòng của họ và mục đích kinh doanh chung; nhất là những nhân viên mới sau khoảng thời gian dài mường tượng về nghề trên ghế nhà trường.
Nguồn://www.hoteljob.vn