casino sòng bạc trực tuyến - Trang web chính thức của VN86

Trang chủ / Tin tức / Hội nghị - hội thảo / Bộ môn Du lịch học tổ chức hội thảo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Định hướng phát triển du lịch lễ hội Festival Huế “

Bộ môn Du lịch học tổ chức hội thảo Nghiên cứu khoa học sinh viên “Định hướng phát triển du lịch lễ hội Festival Huế “

              Thực hiện chủ trương của Khoa, nhằm tăng cường công tác nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên, trong đó có nội dung tổ chức các buổi Seminar, thảo luận chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, ngày 17/5/2016 tại phòng họp của Khoa Du lịch, Bộ môn Du Lịch Học đã tổ chức thành công buổi Seminar với chủ đề “Thực trạng khai thác Di tích lịch sử – Văn hóa ở Thừa Thiên Huế trong phát triển du lịch” do ThS. Quản Bá Chính trình bày báo cáo. Tới dự buổi Seminar có TS. Lê Thị Kim Liên – Trưởng bộ môn Du lịch học; Các giảng viên thuộc Bộ môn cùng nhiều giảng viên các bộ môn khác quan tâm đến dự.
            Tài nguyên du lịch nhân văn, trong đó nổi bật nhất là hệ thống Di tích Lịch sử – Văn hóa (DTLSVH), đóng vai trò quan trọngtrong việc phát triển du lịch ở TT.Huế. Trong những năm qua, việc khai thác giá trị của các DTLSVH, đặc biệt là Quần thể di tích Cố đô Huế – di sản văn hóa thế giới, đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch TT-H, tạo cơ sở giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, bên cạnh những thành quả đạt được, việc khai thác các DTLSVH vẫn còn tồn tại những bất cập. Thực trạng này cho thấy chưa có cơ sở để đảm bảo vững chắc cho sự phát triển của ngành du lịch TT-H. Vì vậy, phân tích tình hình khai thác các DTLSVH để làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng khai thác hợp lí, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài ngành du lịch TT.Huế là việc làm rất cần thiết.
            Mở đầu buổi Seminar là phần trình bày báo cáo: “Thực trạng khai thác Di tích – Lịch sử ở Huế trong phát triển du lịch” của ThS. Quản Bá Chính-Phó trưởng Bộ môn Du lịch học. Với báo cáo tổng quan hệ thống di tích lịch sử – văn hóa ở Thừa Thiên Huế, đưa ra những số liệu cụ thể minh chứng cho thực trạng khai thác các di tích hiện nay, đồng thời có những nhận định, đánh giá thuận lợi, khó khăn và cuối cùng là những giải pháp cho việc khai thác một cách có hiệu quả là bền vững các di tích lịch sử – văn hóa tại Thừa Thiên Huế.
             Sau khi nghe trình bày báo cáo: Thực trạng khai thác DTLSVH ở TT.Huế trong phát triển du lịch, TS. Lê Thị Kim Liên – Trưởng bộ môn đã nêu cao vai trò, nhiệm vụ của một giảng viên, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trưởng bộ môn cũng đã đưa ra những nhận xét của mình về vấn đề được trình bày tại buổi Seminar. Tiếp đến là, những ý kiến góp ý, xây dựng về thực trạng khai thác các DTLSVH ở Thừa Thiên Huế, những giải pháp thiết thực nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn cho thành phố; Các giảng viên tham dự cũng có những câu hỏi thú vị liên quan đến chủ đề của buổi Seminar và được các giảng viên cùng trao đổi, giải đáp một cách nhiệt tình.
             Buổi Seminar kết thúc tốt đẹp trong không khí vui vẻ, hứa hẹn một bước tiến mới trong công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên Bộ môn Du lịch học.

Ths. Quản Bá Chính

About Khoa Du lịch học

Tin liên quan

Hội nghị tổng kết hoạt động Khoa học công nghệ giảng viên Trường Du lịch giai đoạn 2018-2022

Thực hiện kế hoạch hoạt động Khoa học Công nghệ năm 2022, sáng ngày 30 …