Mục tiêu của nghị quyết 08-NQ/TW (ngày 16-1-2017) của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã xác định: Đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Ngành Du lịch sẽ thu hút được 17 – 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10 % GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỉ USD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam sẽ thuộc nhóm các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Nhưng hiện nay, nguồn nhân lưc của du lịch vẫn còn thiếu và yếu, nhất là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đây sẽ là thách thức đối với lao động du lịch Việt Nam nếu không có trình độ, chất lượng tương đồng.
Nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhà nước có chính sách rõ ràng, ưu tiên cho công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chú trọng nâng cao kỹ năng nghề, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp cho lực lượng lao động ngành Du lịch.
Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc rất lớn vào công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Hiện nay nước ta có khoảng 40 trường đại học và 83 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tham gia đào tạo các chuyên ngành liên quan đến du lịch, hàng năm đào tạo hàng chục ngàn học sinh và sinh viên làm việc trong ngành du lịch.
Khoa Du lịch – casino sòng bạc trực tuyến là một đơn vị đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Hàng năm có khoảng 400 sinh viên ra trường đang công tác hầu hết trên các lĩnh vực có liên quan đến ngành nghề được đào tạo. Nhằm nắm bắt rõ hơn về thực tế đào tạo, đáp ứng nhu cầu cũa xã hội về nguồn nhân lực Du lịch, hàng năm việc khảo sát việc làm của sinh viên tốt nghiệp có việc làm là hoạt động thường xuyên, luôn được Khoa Du lịch quan tâm thực hiện. Qua đó có cách nhìn thực tế hơn về hoạt động đào tạo cũng như công tác đảm bảo chất lượng của Khoa.
Khoa đã tiến hành khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2016 thông qua các phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay, facebook, gmail và điện thoại, nhằm đưa ra những đề xuất cải tiến chất lượng chương trình đào tạo giúp người học nâng cao những kiến thức, những kỹ năng cho bản thân, phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng thị trường lao động hiện nay.
Số sinh viên tốt nghiệp năm 2016 là 375 sinh viên. Đối với ngành Quản trị kinh doanh, số lượng sinh viên tốt nghiệp 242 sinh viên, ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hành sinh viên tốt nghiệp là 101 sinh viên, ngành Kinh tế, số lượng sinh viên tốt nghiệp là 32 sinh viên. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm của ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hành là 98.46 %, ngành Quản trị kinh doanh là 97.46 % và ngành Kinh tế là 100 %. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm trong tổng số sinh viên tốt nghiệp có phản hồi chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Hơn một năm ra trường, với những kiến thức học được trên giảng đường cùng với những kỹ năng trau dồi trong suốt khóa học, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp năm 2016 của Khoa Du lịch ra trường có việc làm chiếm tỷ lệ rất lớn trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
Đại đa số, sinh viên tốt nghiệp của Khoa làm việc trong các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp có uy tín trong cả nước về lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Bên cạnh đó, có 19 sinh viên tự khởi nghiệp thành công.
Đây là một tín hiệu đáng mừng trong thực tế đào tạo của Khoa, đồng thời cũng là trách nhiệm và cam kết của nhà trường đối với xã hội.
Đặng Quốc Tuấn, Tổ KT&ĐBCLGD