Ngày 16/1/2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mục tiêu, đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực.Thu hút được 17-20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỉ USD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp…
Trong những năm qua, ngành du lịch cũng đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển nhanh chóng, có đóng góp lớn vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Số lượng doanh nghiệp du lịch đang gia tăng rất nhanh, kéo theo sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu nhân lực của ngành du lịch, kể cả nhân lực trực tiếp và nhân lực gián tiếp. Nhân lực du lịch trực tiếp là những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các đơn vị sự nghiệp du lịch, các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch. Nhân lực gián tiếp là bộ phận nhân lực làm việc trong các ngành, các hoạt động du lịch như văn hóa, hải quan, giao thông, xuất nhập cảnh, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ công cộng, môi trường, bưu chính viễn thông…
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch, đến 2015 có 620.000 lao động trực tiếptrong tổng số 2,25 triệu lao động liên quan đến du lịch. Dự báo đến năm 2020 có 870.000 lao động trực tiếp trong tổng số 3 triệu lao động liên quan đến du lịch. Như vậy, tính trung bình cho giai đoạn 2015-2020 nhu cầu đào tạo nhân lực du lịch trực tiếp cần tăng thêm mỗi năm là 50.000 lao động (với giả định thận trọng rằng số lao động được đào tạo từ các ngành nghề khác tham gia vào lực lượng nhân lực du lịch trực tiếp bằng với số lao động được đào tạo du lịch tham gia vào lực lượng nhân lực gián tiếp).
Dự báo trên đã trở nên quá khiêm tốn khi mà ngành du lịch Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 2 năm 2015 và 2016. Cụ thể, năm 2016 so với năm 2015, số khách quốc tế tăng 26%; năm 2015 so với năm 2014, lượng khách nội địa tăng 48,1% (theo nguồn số liệu của Tổng Cục Du lịch).
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành Du lịch Việt Nam trong các năm vừa qua là cơ sở để Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, ngành Du lịch tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó 1,6 triệu việc làm trực tiếp. Để đạt được mục tiêu này, nhu cầu đào tạo nhân lực du lịch cần phải tăng gấp đôi con số trên, tức là tăng 100.000 lao động/năm. Rõ ràng đây là một cơ hội to lớn cho các trường tham gia đào tạo nhân lực du lịch.
Khoa Du lịch, casino sòng bạc trực tuyến
Tham khảo
Bảng 1. Nhu cầu nguồn nhân lực du lịch đến năm 2020
STT |
Chỉ tiêu |
Dự báo cho | ||
Năm 2010 | Năm 2015 | Năm 2020 | ||
1 | Tổng số lao động du lịch | 460.000 | 620.000 | 870.000 |
2 | Trình độ trên đại học | 2.300 | 3.500 | 6.100 |
3 | Trình độ đại học, cao đẳng | 66.700 | 88.200 | 130.500 |
4 | Trình độ trung cấp | 78.200 | 86.800 | 113.100 |
5 | Trình độ sơ cấp | 101.200 | 133.200 | 194.000 |
6 | Trình độ dưới sơ cấp (qua đào tạo tại chỗ, truyền nghề hoặc huấn luyện ngắn hạn) | 211.600 | 308.300 |
426.300
|
Nguồn: Dự báo của Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch (Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011-2020)