Khi Việt Nam chuẩn bị mở cửa trở lại các đường bay quốc tế, nhiều đơn vị, doanh nghiệp lữ hành cũng đã lên phương án, chuẩn bị các sản phẩm du lịch sẵn sàng cho giai đoạn hậu COVID-19.
Mở cửa đường bay quốc tế sẽ mở ra cơ hội cho du lịch
Cơ hội cho du lịch
Dự kiến, từ cuối tháng 9, Việt Nam mở lại các đường bay thương mại quốc tế đi Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Campuchia, Lào và ngược lại. Việc mở cửa lại các đường bay quốc tế cũng mở ra cơ hội đối với hoạt động du lịch.
Trưởng ban Truyền thông Hiệp hội Lữ hành Việt Nam Nguyễn Công Hoan phân tích, việc mở lại 6 đường bay quốc tế là một giải pháp tốt và có ý nghĩa rất lớn với doanh nghiệp du lịch, bởi đây là bước đầu tiên để ngành Du lịch khôi phục. Nếu chúng ta thành công ở bước đầu này thì mới có bước thứ hai, thứ ba làm cơ sở mở cửa sau này.
Cùng quan điểm này, theo PGS.TS Trần Hữu Tuấn – Trưởng khoa Du lịch, casino sòng bạc trực tuyến cho biết, mở cửa đường bay quốc tế sẽ nâng cao hình ảnh Việt Nam về khả năng ứng phó với dịch bệnh, tạo điều kiện sớm cho du lịch phục hồi. “Đây là cơ hội để phục hồi ngành Du lịch nói riêng, ngành Hàng không và nền kinh tế nói chung. Mặt khác, điều này thể hiện Việt Nam là 1 trong số điểm đến an toàn mở cửa đón khách quốc tế trong giai đoạn hiện nay trong khi nhiều quốc gia đang phải gồng mình chống dịch”.
Việc mở cửa 6 đường bay quốc tế trực tiếp chuyên gia, lao động tay nghề cao, doanh nghiệp nước ngoài vào làm việc sẽ là cứu cánh cho ngành du lịch. Bởi những chuyên gia, doanh nghiệp sau những ngày làm việc sẽ có nhu cầu đi du lịch tại địa phương mà họ đang làm việc.
Bãi biển thơ mộng của Dài Phú Quốc (ảnh minh họa vinpearl.com)
Doanh nghiệp cần làm gì?
Theo PGS. TS Trần Hữu Tuấn, điều các doanh nghiệp cần thực hiện lúc này là triển khai các kế hoạch truyền thông cụ thể bằng việc giới thiệu các sản phẩm dịch vụ hấp dẫn để chào mời khách quốc tế quay lại. Bên cạnh xây dựng sản phẩm mới cần tái cơ cấu hoạt động theo hướng linh hoạt, cắt giảm chi phí. đào tạo lại cho nguồn nhân lực mất việc trong thời gian qua. Theo ước tinh của các hiệp hội, CLB du lịch, do tác động của dịch COVID-19, nhiều khu, điểm du lịch, khách sạn cho nhân viên nghỉ việc nên đã có hơn 1/3 tổng số nhân lực đã chuyển sang làm nghề khác.
Ông Nguyễn Duy Dương – Giám đốc Công ty TNHH Du lịch và Thương mại KTV đánh giá, 2 giai đoạn bùng phát dịch COVID-19 chiếm khoảng thời gian khá dài, nhiều đơn vị nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp lữ hành không giữ được nhân viên bởi họ đã chuyển sang các ngành khác. Sau dịch, các đơn vị này hoạt động trở lại sẽ bị thiếu nhân lực trầm trọng. Do đó các cơ sở du lịch cần giữ được đội ngũ nhân viên hiện nay và tăng cường đào tạo chất lượng đội ngũ này để hoạt động du lịch thời gian tới hiệu quả hơn”.
Hiện các doanh nghiệp đang giới thiệu tour đến những điểm đến, vùng được đánh giá an toàn như khu vực Tp.HCM và các tỉnh ĐBSCL, Phú Quốc, Nha Trang, Đà Lạt… Đối với khách quốc tế vào Việt Nam và đi du lịch nước ngoài, các doanh nghiệp cho rằng, dù các đường bay thương mại quốc tế sẽ bắt đầu khởi động lại nhưng khách du lịch không nhiều do các điều kiện về an toàn và cách ly.
Ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Hanoi Redtours cho rằng, mở đường bay quốc tế không có nghĩa là sẽ đón được khách quốc tế ngay lập tức mà còn phụ thuộc vào việc kiểm soát, khống chế dịch bệnh. Từ đó, đặt ra yêu cầu cần có sự chuẩn bị chu đáo và cẩn thận để hoạt động du lịch không bị động và lúng túng nếu sự cố xảy ra. Cần sớm ban hành quy định, quy trình đối với các chuyến bay thương mại quốc tế; phân định rõ trách nhiệm của các ngành có liên quan như Ytế, Hải quan, Hàng không, Du lịch… Ngoài ra, xây dựng quy trình để mở cửa thị trường, lưu ý đến ưu tiên mở lại các chặng bay thẳng, yêu cầu du khách nhập cảnh khai báo y tế, đo thân nhiệt; yêu cầu về việc xét nghiệm COVID-19, chi phí và thủ tục xét nghiệm; cài đặt ứng dụng khai báo sức khỏe; có chính sách miễn phí visa… là những đề xuất được đưa ra khi mở cửa trở lại các đường bay quốc tế.
Nguồn: baodulich.net.vn