Đây chắc hẳn là câu hỏi khiến nhiều bạn trẻ hiện nay đau đầu khi đứng trước sự lựa chọn ngành học nào sẽ không bị “thất thế” khi xã hội bước vào cuộc cách mạng lần thứ 4.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động đến chất lượng, số lượng việc làm thông qua sự thay thế sức lao động bằng máy móc, rô-bốt, trí tuệ nhân tạo và ứng dụng công nghệ thông tin. Điều này sẽ làm thay đổi bản chất của việc làm, theo đó một số công việc sẽ biến mất, đồng thời nhiều việc làm mới xuất hiện. Tuy nhiên, sự sáng tạo của con người là yếu tố cốt lõi giúp họ có thể đứng vững trước xu thế công nghiệp 4.0 đang ngày một lan tỏa mạnh mẽ. Những công việc như giao tiếp, thấu hiểu tâm lý khách hàng, quản trị nhân sự, hoạch định chiến lược… là những việc làm mà không phải robot nào cũng có thể thay thế được. Do đó, nhu cầu nhân lực trong các lĩnh vực này sẽ là cánh tay phải hiệu quả trong thời đại này. Dưới đây là top 3 ngành nghề không bị ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
- Truyền thông và Marketing dịch vụ – ngành chưa bao giờ hết “hot”.
Theo thống kê từ các trang tuyển dụng thì có tới hơn 50% bản tin tuyển dụng tại Việt Nam là dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực Marketing. Con số này dự đoán sẽ còn không ngừng tăng lên, bởi có một sự thật không thể chối cãi đó là phần lớn khách hàng quyết định mua sản phẩm chủ yếu thông qua các hoạt động quảng cáo nên các doanh nghiệp hiện nay đang ra sức tìm kiếm những chuyên gia Marketing giỏi.
Sinh viên học ngành học này sẽ được đảm nhận các vị trí việc làm như:
– Làm chuyên gia tư vấn, chuyên viên, nhân viên cấp cao cho các công ty truyền thông.
– Công tác ở các cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông và các cơ quan hữu quan khác từ trung Ương đến địa phương, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, các đơn vị và doanh nghiệp truyền thông.
– Làm việc ở các bộ phận marketing, bộ phận kinh doanh, . . .của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hoặc làm việc tại các công ty dịch vụ marketing như: quảng cáo, tổ chức sự kiện, nghiên cứu thị trường, . . .
– Cán bộ nghiên cứu, giảng viên về Truyền thông và marketing tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo hoặc cơ quan hoạch định chính sách kinh doanh liên quan đến du lịch.
Sinh viên ngành Truyền thông Marketing trải nghiệm tại các điểm đến
2. Quản trị Quan hệ công chúng – Nghề thu nhập “khủng”
Hiện nay, rất ít các trường đào tạo về ngành Quan hệ công chúng, trong khi đó nhu cầu việc làm của ngành này khá cao bởi sự gia tăng nhu cầu về định vị thương hiệu của các doanh nghiệp. Do đó, đây là cơ hội rất tốt cho các bạn trẻ tham gia ngành học này. Đây được xem là nghề “giữ hồn” cho thương hiệu, giúp cho tên tuổi của thương hiệu đó “sống” và được nhiều người yêu thích. Hầu hết các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đều cần có một đội ngũ PR chuyên nghiệp để kết nối khách hàng nội địa và toàn cầu, thiết lập các mối quan hệ bên ngoài. Theo thống kê, mức lương trung bình cho một chuyên viên PR luôn thuộc ở top cao, trung bình từ 8 – 12 triệu đồng/tháng, thậm chí là hàng ngàn đô tùy thuộc vào khả năng và kinh nghiệm.
Học Quản trị quan hệ công chúng, sinh viên ra trường có thể đảm nhận các vị trí:
– Làm nhân viên PR, nhân viên quảng cáo, tiếp thị, marketing tại các đơn vị, tổ chức trong và ngoài hệ thống tổ chức nhà nước, các loại hình doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Làm phát ngôn viên chuyên nghiệp, làm MC hay chuyên viên tuyên truyền, tổ chức sự kiện cho một tổ chức, doanh nghiệp.
– Làm phóng viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình.
– Làm cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về PR và truyền thông, làm cán bộ chức năng trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc đơn vị tổ chức chính trị – xã hội.
Sinh viên ngành Quan hệ công chúng tổ chức thành công Workshop “HAT insiders” tại Đà Nẵng
- Tổ chức và quản lý sự kiện – Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
Thật thiếu sót nếu không nhắc đến ngành Tổ chức và quản lý sự kiện trong thời đại này. Khi tất cả mọi thứ đều được tự động hóa thì sự sáng tạo và cảm xúc là thứ mà nhiều người luôn mong muốn hướng đến nhất. Ngành Tổ chức và quản lý sự kiện đòi hỏi người học phải có kiến thức tổng quát, kỹ năng giao tiếp, khả năng lãnh đạo, sự tỉ mỉ, chịu khó… Sinh viên học ngành này có thể đảm nhận các vị trí việc làm như:
– Làm nhân viên thiết kế quảng cáo ở các Công ty quảng cáo
– Làm chuyên viên tổ chức sự kiện ở các Công ty tổ chức sự kiện và truyền thông; chuyên gia tư vấn tổ chức sự kiện cho các đơn vị kinh doanh du lịch như khách sạn, nhà hàng…
– Làm nhân viên kinh doanh, bán hàng, tiếp thị… của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hoặc làm việc tại các công ty dịch vụ marketing như: quảng cáo, tổ chức sự kiện, nghiên cứu thị trường, . . .
– Làm nhân viên Marketing Sinh viên tốt nghiệp ngành Đại học Quản trị và Tổ chức sự kiện có thể làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp chuyên về Tổ chức sự kiện, quảng cáo truyền thông, thương mại dịch vụ…
Năng động, sáng tạo là những điều có thể thấy ở những sinh viên chuyên ngành Tổ chức và quản lý sự kiện
Nếu cách mạng 4.0 đầy rẫy sự biến động làm bạn lo lắng thì lựa chọn một ngành nghề ổn định, ít bị ảnh hưởng là hướng đi rất đáng để cân nhắc. Với những điều kiện tối ưu về cơ sở vật chất, chương trình học thực tế, đội ngũ giảng viên chất lượng… Trường Du lịch – Đại Học Huế là một trong những đơn vị uy tín đào tạo ra nguồn nhân lực Truyền thông và Marketing dịch vụ, Quản trị Quan hệ công chúng và Tổ chức sự kiện.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập:
//dexmanone.com/truong-du-lich-dai-hoc-hue-tuyen-sinh-dai-hoc-he-chinh-quy-nam-2021.html
Minh Nhật (Bộ môn EM&M)